Giới thiệu giáo trình kinh tế quốc tế tại Trung tâm Thư viện và Tri thức số (LIC), ĐHQGHN
Quản trị học (Trần Anh Tài), Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Sách được sử dụng làm giáo trình giảng dạy và học tập môn quản trị học cho các lớp đại học chính quy và tại chức của Trường Đại học Kinh tế và các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách tập trung vào các nội dung chính như sau:
– Tổng quan về quản trị học và Lịch sử phát triển của các lý thuyết quản trị.
– Chức năng hoạch định: Các loại hoạch định; các bước của quá trình hoạch định; hoạch định mục tiêu; hoạch định chiến lược.
– Cơ cấu tổ chức: Cấp quản trị và tầm quản trị; phân chia bộ phận; phân quyền và cách thiết lập cơ cấu tổ chức.
– Quản trị nhân sự: Tuyển dụng; đánh giá; đào tạo và phát triển nhân sự.
– Lãnh đạo: Các mô hình về con người; động cơ thúc đẩy; phong cách lãnh đạo.
– Công tác kiểm tra: Bản chất của kiểm tra; các hệ thống kiểm tra; các hình thức và phương pháp kiểm tra.
– Truyền thông trong quản trị: Các yếu tố cấu thành quá trình truyền đạt thông tin; thông tin trong tổ chức, thông tin giữa các cá nhân; các yếu tổ cản trở và các biện pháp nâng cao hiệu quả truyền đạt thông tin.
– Ra quyết định quản trị: Các bước ra quyết định; các kỹ thuật ra quyết định; ra quyết định tập thể và ra quyết định cá nhân.
Giáo trình Kinh tế Vi mô (Phí Mạnh Hồng), Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Là một cuốn sách giáo khoa có tính chất nhập môn, giáo trình này trình bày những nguyên lý cơ bản của môn Kinh tế vi mô.
Mục lục của tài liệu:
Chương 1. Giới thiệu chung về kinh tế học
Chương 2. Thị trường: cầu, cung và giá cả
Chương 3. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
Chương 4. Tổ chức và hành vi cung ứng đầu ra của doanh nghiệp
Chương 5. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Chương 6. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Chương 7. Thị trường các yếu tố sản xuất và sự lựa chọn của doanh nghiệp
Chương 8. Thị trường lao động
Chương 9. Thị trường vốn và đất đai
Chương 10. Vai trò kinh tế của nhà nước
Giáo trình Kinh tế học tiền tệ Ngân hàng (Trịnh Thị Hoa Mai – Chủ biên), NXB ĐHQGHN
Giáo trình cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sự vận động của hệ thống tài chính nói chung, sự vận động của hệ thống ngân hàng nói riêng để tìm ra những căn cứ cho việc hoạch định các chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ trong nền kinh tế.
Giáo trình được dùng cho sinh viên các chương trình đào tạo cử nhân: Kinh tế Đối ngoại, Kinh tế Chính trị và Quản trị Kinh doanh Khoa Kinh tế – ĐHQGHN, nay là Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN.
Giáo trình gồm 7 chương:
· Chương I: Những vấn đề chung
· Chương II: Lãi suất
· Chương III: Các tổ chức tài chính
· Chương IV: Quá trình cung ứng tiền tệ
· Chương V: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
· Chương VI: Tài chính quốc tế
· Chương VII: Tiền tệ trong nền kinh tế vĩ mô
Sau mỗi chương của giáo trình có một số câu hỏi và bài tập nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn những luận điểm chính đã trình bày trong bài và bước đầu làm quen với một số bài tập vận dụng. Chính vì vậy phần “Câu hỏi và bài tập” được xem là phần bắt buộc mà mõi sinh viên phải nghiên cứu khi kết thúc mỗi chương.
Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường (Nguyễn Thị Kim Nga), NXB ĐHQGHN
Ngoài việc cung cấp những lý luận cơ bản về lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường, cuốn sách còn phân tích tình hình quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam thời gian qua cũng như định hướng phát triển bền vững và chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
Giáo trình bao gồm 9 chương:
Chương 1: Nhập môn kinh tế tài nguyên và môi trường
Chương 2: Dân số, môi trường và tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Phát triển bền vững
Chương 4: Nguyên nhân kinh tế gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
Chương 5: Quản lý nhà nước về môi trường
Chương 6: Phân tích lợi ích chi phí và đánh giá hàng hóa, dịch vụ môi trường
Chương 7: Kiểm soát môi trường bằng kinh tế
Chương 8: Kinh tế học về tài nguyên thiên nhiên
Chương 9: Quản lý môi trường ở Việt Nam
Kinh tế đối ngoại Việt Nam (Phan Huy Đường), Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Sách giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giáo viên và sinh viên có tính hệ thống, cơ bản các kiến thức chủ yếu về kinh tế đối ngoại Việt Nam, trong điều kiện khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức nhanh chóng, và đặc biệt là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Trong tiến trình đổi mới, Nhà nước Việt Nam đề ra chính sách Kinh tế đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại trên nguyên tắc tôn trọng độc lập của nhau, bình đẳng cùng có lợi… Chính sách này đã phát huy tác động tích cực có hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu, hợp tác chuyển giao công nghệ, du lịch, dịch vụ… Các thành tựu đó đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế nhanh, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và không ngừng củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhằm giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giáo viên và sinh viên có tính hệ thống, cơ bản các kiến thức chủ yếu về kinh tế đối ngoại Việt Nam, trong điều kiện khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức nhanh chóng, và đặc biệt là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN tổ chức biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Kinh tế đối ngoại Việt Nam” do tác giả: PGS.TS. Phan Huy Đường thực hiện.
Sách được kết cấu thành 4 chương, gồm:
Chương I: Quan hệ kinh tế đối ngoại trong nền kinh tế thế giới hiện nay
Chương II: Đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam
Chương III: Phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử hiện đại
Chương IV: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra ứng dụng đọc sách online của VNU LIC đã có thể sử dụng được trên hệ điều hành Microsoft Window cho máy tính cá nhân để đọc đầy đủ nội dung của tài liệu theo mong muốn. Link truy cập:
1.https://bookworm.vnu.edu.vn/
2. Click vào biểu tượng Tải ứng dụng3. Cài đặt VNU LIC
4. Đăng nhập bằng mã sinh viên/học viên (đối với người học) và tài khoản Email VNU (đối với cán bộ và giảng viên) để truy cập